Tại sao nếu Tổng BT Tô Lâm chấp nhận “quay xe” thì Bắc Kinh cũng không tha?

Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một tuyên bố bất ngờ và gây chú ý, khi ông “ước mơ TP.HCM sẽ giống như Thượng Hải của Trung Quốc”. Theo giới quan sát chính trị, đây không đơn thuần là một ý tưởng phát triển Hòn Ngọc Viễn Đông. Mà còn là một thông điệp ngỏ gián tiếp gửi đến ban lãnh đạo Bắc Kinh, trong bối cảnh sóng ngầm quyền lực của phe Quân đội và nhóm “bảo thủ” trong đảng đang trỗi dậy.

Vậy, liệu Trung Quốc có sẵn sàng “bảo toàn” để giữ ghế cho ông Tô Lâm hay không, hay Bắc Kinh vẫn chuẩn bị hậu thuẫn cho một nhân vật lãnh đạo khác dễ kiểm soát hơn, từ liên minh Quân đội – và phe bảo thủ hiện nay?

Sau khi chính thức trở thành Tổng Bí thư của Đảng (8/2024), ông Tô Lâm được xem là người có xu hướng thực dụng, linh hoạt giữa các cường quốc. Nhưng, trên thực tế, ông Tô Lâm đã từng có mối quan hệ khá sâu với Hoa Kỳ trong thời gian còn là Bộ trưởng Công an.

Chính sự “ngả” sang phương Tây và Hoa Kỳ sau khi nắm quyền lực hàng đầu trong đảng, điều này, đã khiến ông Tô Lâm “mất điểm” trong mắt ban lãnh đạo Trung Nam Hải. Đặc biệt sau chuyến thăm Việt Nam mới đây của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Theo giới quan sát quốc tế ghi nhận, hầu như không có nhiều dấu hiệu hợp tác “thật lòng” với Trung Quốc từ Tổng Bí thư Tô Lâm. Vụ Hảnh cảnh của Trung quốc đánh đập ngư dân Quảng Ngãi tháng 9/2024 là bằng chứng của sự không “hài lòng” này.

Lời tuyên bố mong muốn “TP.HCM sẽ như Thượng Hải” được đánh giá là tín hiệu như một cú “quay xe mềm”, nhằm phát tín hiệu hòa hoãn với Trung Quốc, trong bối cảnh ông Tô Lâm đang chịu áp lực lớn từ nhiều phía khác nhau.

Việc ông Tô Lâm nêu khát vọng biến TP.HCM thành “Thượng Hải của Việt Nam” là một bước đi chiến lược, nhưng cũng đầy rủi ro. Với Bắc Kinh, đây có thể là một cử chỉ thiện chí, nhưng chưa đủ độ tin cậy nếu ông Tô Lâm không có hành động cụ thể.

Nếu Bắc Kinh tin rằng ông thực tâm chấp nhận “quay xe” theo Trung Quốc và có lợi cho họ, họ thì có thể họ sẽ “ra tay cứu”. Nhưng, việc chọn một ứng viên “vừa thân thiện, vừa dễ bảo” từ liên minh Quân đội và phe bảo thủ mới là người mà Trung Quốc đặt cược vào Đại hội 14 sắp tới.

Hồng Lĩnh – Thoibao.de