Sau sự kiện chương trình “Ký ức để lại” không phát sóng vào đêm 12/4/2025 như dự kiến, nhưng bất ngờ tối ngày 19/4, chương trình nghệ thuật này được tường thuật trực tiếp trên VTV1.
Đây là một chương trình “đặc biệt” của Đảng ủy Công an Trung ương, và Bộ Công an nhằm vinh danh cố đại tá Tô Quyền – cha đẻ của đương kim Tổng Bí thư Tô Lâm.
Được biết, đã có nhiều Ủy viên Bộ Chính trị, đã đến tham dự tại Tây Ninh bao gồm cả Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Các diễn biến về sự kiện vừa kể đã gây nhiều chú ý và đặt ra không ít câu hỏi về tình hình nội bộ chính trường Việt Nam tại thời điểm hết sức nhạy cảm này.
Công luận thấy rằng, chương trình “Ký ức để lại” nhằm tuyên truyền và ca ngợi ông Tô Quyền – là nhân vật không mấy có tên tuổi, nhưng ông Tô Lầm đã sử dụng, tiền tài, vật lực… của quốc gia đến cả trăm tỷ đồng. Đây, là sự biểu hiện của thứ tư duy sùng bái lãnh tụ “lỗi thời”.
Việc hủy phát sóng đêm 12/4 được cho là kết quả của phản ứng mạnh mẽ từ công luận, và sự “quay xe” đã phản ánh sự giằng co trong nội bộ của đảng.
Việc một chương trình “quan trọng” của Bộ Công An và Tổng Bí thư Tô Lâm bị hủy vào phút chót. Để rồi, sau đúng 1 tuần sau đó lại được phát sóng trên Đài Truyền hình quốc gia VTV1. Đây là một sự kiện rất bất bình thường, và không phải là chuyện nhỏ.
Điều này, có thể phản ánh cho thấy sự tranh chấp gay gắt trong nội bộ lãnh đạo cấp cao, giữa các quan điểm về nhân vật cha đẻ của ông Tô Lâm.
Theo giới quan sát quốc tế, việc thay đi, đổi lại các quyết định đã cho thấy, có thể đã có những chỉ đạo ngược dòng từ cấp trung ương, hoặc từ một phe có ảnh hưởng trong Bộ Chính trị, như Ban Tuyên giáo Trung ương.
Theo giới thạo tin, có những đồn đoán cho rằng, việc dừng đêm diễn theo kế hoạch ngày 12/4 là theo lệnh của Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị của Quân đội. Đây là 2 cơ quan vốn vẫn giữ quyền lực rất lớn trong việc kiểm duyệt và định hướng truyền thông ở Việt nam.
Quyết định dừng chương trình “Ký ức để lại” không cho phát sóng theo kế hoạch, đây là “cú phanh” gấp của hệ thống Tuyên giáo, với lý do để kiểm soát các rủi ro của hệ thống tuyên truyền.
Theo giới phân tích, chính trường Việt Nam đang trong giai đoạn “thanh lọc” trước Đại hội Đảng lần thứ 14. Sẽ có nhiều sự thay đổi các nhân sự cấp cao, do đó đòi hỏi phải tạo ra sự đồng thuận xã hội.
Việc hồi sinh một chương trình từng bị công luận phản đối có thể là phép thử, hoặc là dấu hiệu cho thấy một phe trong nội bộ đang thắng thế. Rất có khả năng, đã có sự can thiệp từ cấp cao hơn, vượt lên trên Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị.
Và nếu đúng như đồn đoán, vai trò của ông Tô Lâm trong việc điều phối, dàn xếp nội bộ là điều hết sức có thể. Sự thay đổi đột ngột này gần như chắc chắn phản ánh sự can thiệp và điều phối của người có quyền lực thực sự.
Chính trường Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển động rất lớn, với các cuộc thanh lọc, xử lý nhân sự ở cấp cao của ông Tô Lâm. Trong bối cảnh đó, việc ai nắm vai trò có thể có quyết định “sau cùng”, cho phép phát hay không phát sóng chương trình “Ký ức để lại” là một thông điệp mang tính quyền lực.
Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổng cục Chính trị của Quân đội, là các tổ chức phụ trách vấn đề chính trị tư tưởng, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, mà Tổng Bí thư Tô Lâm là người đứng đầu.
Việc cắt sóng chương trình “Ký ức để lại” đêm 12/4 nhiều khả năng xuất phát từ sự phản ứng của cánh bảo thủ trong Ban Tuyên giáo và Quân đội. Trong đó, Chủ tịch Nước Lương Cường vẫn là một “trụ” quyền lực.
Nói tóm lại, việc chương trình “Ký ức để lại” bị dừng rồi được phát sóng lại là hiện tượng mang đậm màu sắc chính trị. Sự đồng thuận của ban lãnh đạo Đảng cho phép phát sóng lại là điều hết sức quan trọng mang ý nghĩa chính trị và ảnh hưởng rất lớn đối với uy tín của ông Tô Lâm vào lúc này?
Trà My – Thoibao.de