Nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, và Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã sang thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025. Đây là sự kiện chính trị hết sức quan trọng, đặc biệt chỉ còn 8 tháng nữa, đầu năm 2026 Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ khai mạc.
Sự tác động từ phía lãnh đạo Bắc Kinh, sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đối với kết quả của các Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam là điều không thể bác bỏ. Tại Đại hội Đảng Khóa 12 (2026), sự thất bại “đau đớn” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bài học nhớ đời.
Đây chính là lý do vì sao, trước chuyến thăm Việt nam của Chủ tịch Tập Cận Bình lần này, đã có những lo ngại cho tương lai chính trị của Tổng Bí thư Tô Lâm. Liệu ông Tô Lâm có đi theo vết xe đổ của ông Ba Dũng như trước đây hay không?
Qua thái độ của các lãnh đạo cấp cao nhất của đảng, nhà nước và chính phủ Việt nam trong các sự kiện đón tiếp, hội đàm, hội kiến…, với ông Tập Cận Bình ngày 14/4/2025, tại Hà nội. Phần nào cũng cho thấy, sự khác biệt trong thái độ, cách ứng xử của lãnh đạo nước chủ nhà đối với lãnh đạo Trung Quốc có nhiều sự khác biệt.
Thái độ của Chủ tịch nước Lương Cường trong buổi đón ông Tập tại sân bay Nội Bài trưa ngày 14/4/2025, đã được công luận bàn tán sôi nổi. Theo đó, ông Cường có thái độ khác thường, được cho là quá gần gũi với Chủ tịch Tập, thậm chí tới mức không dấu được vẻ quỵ lụy và khẩn cầu.
Theo thông lệ, việc tổ chức đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại Sân bay Nội bài, do Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, thay mặt cho Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam chịu trách nhiệm.
Nhưng, sự xuất hiện của Chủ tịch Nước Lương Cường đã bị công luận đánh giá là sự “dư thừa” và không cần thiết. Tuy nhiên, sự “nồng nhiệt” của ông Cường đã làm cho vai trò của Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú bị lu mờ rõ rệt.
Chủ tịch Nước Lương Cường với lợi thế có thể giao tiếp trực tiếp bằng Hoa ngữ, do đã có nhiều năm học tập trong các khóa học đào tạo cán bộ nguồn của lãnh đạo Việt Nam do Đảng Cộng sản Trung quốc tổ chức và huấn luyện.
Tại chân cầu thang chuyên cơ của Trung quốc, khi tiếp xúc với ông Tập Cận Bình, việc Chủ tịch nước Lương Cường dù mặc lễ phục dân sự nhưng có động tác (đứng nghiêm, chào tay) để chào ông Tập Cận Bình với tác phong quân nhân.
Đã có không ít ý kiến cáo buộc, có lẽ vì quá “sốt ruột” ông Lương Cường muốn thông qua Tập Chủ tịch để chuyển tín hiệu “SOS” với Quân đội Trung Quốc về một vấn đề nào đó (nghe quen quen)!?
Kể cả việc tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình do Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, nhưng cũng diễn ra tại Phủ Chủ tịch được cho là xuất phát từ yêu cầu của Ban Đối Ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cho dù sau đó, cuộc hội đàm giữa 2 đảng lại tiến hành tại trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam. Đây, là một chi tiết tương đối bất thường.
Trong văn hóa ngoại giao, những chi tiết nhỏ nhặt như vậy thường được giới phân tích quốc tế “soi xét” kỹ lưỡng. Đặc biệt trong mối quan hệ nhạy cảm như quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, nơi mà người dân Việt nam không mấy có cảm tình.
Theo giới quan sát, trong lễ đón Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng trong các cuộc hội đàm hay tiếp khách, Tổng Bí thư Tô Lâm, có một thái độ đúng mực với ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo Trung quốc. Thậm chí, thái độ của ông Tô Lâm được cho là “dửng dưng” hoặc có biểu hiện tỏ ra “lo lắng”.
Tuy nhiên, thái độ vừa kể của ông Tô Lâm được giải thích, có thể là cách để Tổng Bí thư Tô Lâm giữ khoảng cách cần thiết, tránh bị nhìn nhận là có thái độ quá nghiêng về Trung Quốc.
Trong khi đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tham gia hội kiến với ông Tập Cận Bình. Phong cách và thái độ của ông Phạm Minh Chính được mô tả là cởi mở, năng động, phù hợp với vai trò điều hành Kinh tế.
Nói tóm lại, hình ảnh Chủ tịch Lương Cường mặc lễ phục dân sự nhưng chào kiểu quân nhân, cùng sự nồng ấm quá mức, thậm chí “quy lụy” với Trung Quốc. Nên đã bị một số người diễn giải là gợi nhắc hình ảnh Lê Chiêu Thống năm xưa cầu viện ngoại bang.
Trà My – Thoibao.de