Trump tất tay, Tô Lâm hết cơ hội “vươn mình”!

“Kỷ nguyên vươn mình” mà Tô Lâm tung ra nên được hiểu như thế nào? Điều chắc chắn rằng, Tô Lâm muốn Việt Nam theo thể chế chính trị hiện nay để đảm bảo rằng, Đảng Cộng Sản độc quyền cai trị. Vì đấy là quyền lợi to lớn dành cho quan chức và dòng họ. Mua nhà, đi du học Âu Mỹ, mua quốc tịch cần phải có nhiều tiền. Không tham nhũng thì lấy đâu ra tiền lớn để đầu tư cho con cái?

Như vậy, có thể hiểu, cái gọi là “kỷ nguyên vươn mình” mà Tô lâm đưa ra là bức phá về kinh tế. Việt Nam cần phải vượt ra khỏi tình trạng trì trệ như hiện nay mới hy vọng.

Không như các quốc gia đã vươn mình thành công như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Việt Nam không đầu tư để phát triển nội lực để làm nền tảng. Không đi theo hướng dân chủ, không thay đổi giáo dục theo chiều hướng tiến bộ để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng. Thay vào đó, họ tăng cường ngoại giao để được xuất khẩu hàng hóa và kiếm đô la về cho nền kinh tế. Đây được xem là cách làm “ăn xổi ở thì”, rất kém bền vững.

Độ mở của nền kinh tế được định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP. Độ mở nền kinh tế Việt Nam hiện nay trên 200%, cao nhất thế giới. Đây là một chỉ số cho thấy, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các thị trường nước ngoài. Nội lực kém nhưng xuất nhập khẩu lớn, nền kinh tế sẽ rất kém bền vững. Chỉ cần có biến động về chiến tranh thương mại thì nền kinh tế Việt Nam sẽ khốn đốn. 

Năm 2023, chỉ tính riêng tổng giá trị xuất khẩu thì đã bằng 156% GDP, cao thứ sáu trên thế giới. Khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của nước này là sang Mỹ và năm 2024, thặng dư thương mại hàng năm của Việt Nam với Mỹ đã tăng vọt lên 123,4 tỷ đô la, chỉ sau Trung Quốc và Mexico. 

Doanh nghiệp Việt Nam cần thị trường Mỹ để sống, nhà nước Việt Nam cần thặng dư thương mại lớn với Mỹ để đảm bảo nguồn dự trữ ngoại tệ an toàn cho nền kinh tế đồng thời Việt Nam cũng cần nguồn đô la Mỹ bù đắp thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Khi Tổng thống Mỹ công bố mức thuế 46% đối với Việt Nam, nó tạo ra cú sốc lớn cho nền kinh tế. Chính nó sẽ là một đòn chí tử giáng vào tham vọng “vươn mình” của Tô Lâm. Bởi theo ý Tô Lâm, “vươn mình” có nghĩa là phát triển kinh tế chứ không phải cải tổ chính trị theo chiều hướng dân chủ.

Vào ngày 4/4, ông Tô Lâm đã đích thân gọi điện cho Trump và cam kết xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ. Ngày 9/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, đặc phái viên của Tô Lâm, đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa có gì xoay chuyển được.

Sau đòn đánh của Tổng Thống Mỹ, Việt Nam buộc phải quay đầu cầu khẩn Trung Quốc mở cửa cho hàng Việt Nam (đặc biệt là mở cửa đón nhận hàng xuất Mỹ). Việc cầu cạnh này dẫn tới nguy cơ Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn nữa. Đáng nói là, tuy thị trường Trung Quốc dễ tính, nhưng những chiêu trò của nhà cầm quyền Bắc Kinh rất khó lường. Họ muốn bóp thì thít thòng lọng, muốn mở thì xả thòng lọng khiến cho thương lái Việt Nam không ít lần khốn đốn. Vậy nên, một khi kinh tế phụ thuộc hơn vào Bắc Kinh, thì “kỷ nguyên vươn mình” của Tô Lâm sẽ bế tắc hơn nữa bổ Trung Quốc chắc chắn không muốn Việt Nam phát triển.

Có vẻ như Tô Lâm đã tạo đường lùi cho tương lai chính trị của mình. Từ khi lên nắm quyền vào đầu tháng 8 năm ngoái, sau khi khi Nguyễn Phú Trọng qua đời. Vào thời điểm đó, Tô Lâm là Chủ tịch nước, vị trí cao thứ hai trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Trong vòng hai tuần sau khi bước vào vai trò lãnh đạo cao nhất của đảng, ông đã thực hiện chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên của mình đến Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây được xem là bước đầu tư chính trị phòng rủi ro. Tuy nhiên, cơ hội “vươn mình” đúng như Tô Lâm muốn cũng không còn.

Trần Chương -Thoibao.de